Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Những thanh niên Công giáo bị bắt – Thử thách hay định mệnh cho Giám mục PhaoLô Nguyễn Thái Hợp?

30/09/12 3:09 AM




(Nữ Vương Công Lý) – LTS: BBT Nữ Vương Công Lý nhận được bài viết của nhà nghiên cứu xã hội ngoài Công giáo Hồ Học – Trần Trung Luận. Ông là một người đã đi sâu nghiên cứu nhiều vấn đề xã hội và đặc biệt nhiều sự kiện của Giáo hội Công giáo. Trong một thời gian dài, ông đã đưa ra nhiều nhận định mà qua thời gian đã chứng minh sự nhận định đó là đúng đắn và chính xác.
Bài viết của ông về trường hợp các sinh viên Công giáo bị bắt, xét xử vừa qua cũng như các thanh niên Công giáo thuộc Giáo phận Vinh đã bị bắt giam trái các quy định của pháp luật hơn 1 năm qua và vai trò, cách hành động của Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp, chủ chăn Giáo phận Vinh, Chủ tịch Ủy ban Công lý – Hòa bình của HĐGMVN.
Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả – một người nghiên cứu xã hội ngoài công giáo – không nhất thiết phản ánh quan điểm của Nữ Vương Công Lý.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về hộp thư nuvuongcongly@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn quý vị độc giả.
BBT Nữ Vương Công lý

Kể từ khi nắm chắc cây gậy Giám mục trong tay với quyền lực tâm linh của một Tông Đồ (tháng 4 năm 2010) Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp bỗng trở thành tâm điểm dõi trông của không chỉ của giới Tu sĩ, Linh mục và hơn nửa triệu Giáo dân Giáo phận Vinh, mà còn là của Giáo hội Công giáo Việt Nam đang trong tình trạng đầy bi đát bởi cuộc tấn công thô bạo và nham hiểm, cướp phá tài sản, đất đai của Giáo hội mà Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã cấp tập phát động, tập trung ở các Giáo phận Hà Nội, Giáo phận Vinh với những  biến cố lớn như: Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm…
Trong cuộc tấn công này, những tài sản mang ý nghĩa truyền thống, lịch sử của Đạo Công giáo bị Nhà nước Cộng sản thẳng tay phá bỏ. Biểu tượng thiêng liêng như Thánh Giá, ảnh tượng Đức Mẹ…bị đập nát, bị xúc phạm. Lãnh đạo cao  trọng của Giáo hội bị vu khống, lăng mạ… Linh mục, Tu sĩ, Giáo dân bị bắt bớ, đánh đập tàn nhẫn, các hoạt động tôn giáo đơn thuần bị o ép, trấn áp.
Với sự chèo lái can đảm và đầy tư cách của Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt,  Giám mục Cao Đình Thuyên, các Chánh xứ, các Linh mục, Tu sĩ, đặc biêt là Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà… Một phong trào phản kháng tập thể mạnh mẽ, kiên trì đã hình thành với hàng vạn lượt người tham gia những đêm thắp nến cầu nguyện, tuần hành, căng băng rôn, khẩu hiệu, bao vây các phiên tòa…

Linh mục, tu sĩ, giáo dân Thái Hà đi nộp đơn khiếu nại tại UBND Thành phố Hà Nội ngày 2/12/2011
Sức mạnh của cầu nguyện tập thể, tinh thần hiệp thông liên đới đông người và kiên trì chịu đựng của những người Công giáo phản kháng đã buộc giới cầm quyền Cộng sản tham lam tàn độc phải nhiều lần lùi bước. Giới chuyên môn chính trị đã có những đánh giá về phương cách phản kháng này là: rất “bất bạo động”, là “phản kháng có tổ chức” hiêụ quả nhất (thực tế thì Nhà Thờ đã và luôn là một tổ chức chặt chẽ, ổn định, nằm ngoài sự kiểm soát của hệ thống chính trị cộng sản) có khả năng và là đủ để làm lung lay tận gốc rễ một chế độ độc tài.
Người ta đã thấp thoáng thấy hình hài của một cuộc đấu tranh chống độc tài khả thi và thích hợp cho bối cảnh riêng của Việt Nam là… một cuộc “thánh chiến bất  bạo động” đòi “công lý, sự thật” bảo vệ “công bằng, sự sống, lẽ phải, “… Và thực tế cuộc “thánh chiến bất bạo động” này  đã thu hút sự quan tâm chia sẻ của các lực lượng phản kháng xã hội khác… dân oan, tri thức tiến bộ, những người biểu tình yêu nước, những người bất đồng chính kiến, hoạt động dân chủ… đã nhanh chóng tiếp cận, chia sẻ, tìm kiếm sự liên đới, khiến cho giới cầm quyền hoảng loạn thật sự… nguy cơ cho sự tồn vong chính trị của chế độ độc tài đã hiện hình.
Đây là lý do chính để giới chức Hà Nội hạ quyết tâm sinh tử, đẩy cho bằng được hai  lãnh đạo Giáo hội đang là hai điểm tựa của phản kháng ra khỏi vị trí  mục vụ của mình và cũng là lý do để  một Giám mục Giáo phận xa các trung tâm và khá thuần nếp Phêrô Nguyễn Văn Nhơn cùng một Linh mục Dòng Đa minh Phaolo Nguyễn Thái Hợp được giới chức Hà Nội đồng ý và có những “thao tác” để bước lên vị trí mới, trọng trách lớn để làm gẫy nhịp, đổi hướng dẫn tới triệt tiêu cái tinh thần”công lý sự thật”, tinh thần “thánh chiến bất bạo động” mà các vị tiền nhiệm và Giáo dân đã xây thành bằng máu và nước mắt, bằng đức tin.
Với Tổng Giám mục Nguyễn Văn Nhơn, dường như Ông đã thực hiện khá tròn trịa kế hoạch hay kịch bản mà giới cầm quyền Hà Nội đã đặt ra cho dù những gì đã diễn ra ở Giáo phận Hà Nội đối với Ông đã trở thành bi kịch. Nhưng Giám mục Nguyễn Thái Hợp với khả năng ứng biến của riêng mình, ngay trong thời điểm nhận chức, thì dư luận trong và ngoài Giáo hội (cả lực  lượng an ninh và cả chúng tôi) vẫn nhìn nhận như một  “ẩn số”.
Nhiều người quan sát lại cho rằng chính Ông đã tự đặt mình  thành “ẩn số”, bởi nó là cách tốt nhất để thay vì phải lựa chọn: hoặc là tiếp bước những người tiền nhiệm, phát huy tinh thần “công lý, sự thật” giành lại tài sản, phẩm giá cho Giáo hội, hoà vào cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội, dân chủ hoá đất nước. Hoặc là phải thực hiện sứ vụ Giám mục Công giáo theo cách thức của Nhà nước Cộng sản Vô thần đặt ra.
Trong chuỗi biến cố sau khi trở thành Giám mục rồi chủ tịch Ủy Ban Công lý Hòa bình của Hộ đồng Giám mục Việt Nam, người ta thấy Ông khôn ngoan tỉnh táo và cũng là khá thận trọng khi đứng về phía những Giáo dân Cồn Dầu trong phiên xử án đã được một văn phòng luật sư nổi tiếng bênh vực, bằng một lá thư cá nhân với chức danh chủ tịch UBCLHB và cũng chỉ là gửi cho cá nhân lãnh đạo thành phố Đà Nẵng. Với cùng cách đó (cá nhân) Ông khéo léo tác động vào lực lượng an ninh cấp cao để giải thoát Luật Sư Lê Quốc Quân (một tín hữu Công giáo có chân trong UBCLHB Giáo phận Vinh) khỏi nơi giam giữ khi LS Quân đến tham dự phiên tòa xét xử công khai LS Cù Huy Hà Vũ.
Và cũng vẫn với tư cách cá nhân (kèm theo danh vị Giám mục) Đức Cha Nguyễn Thái Hợp nhiều lần tham gia ký tên vào các kiến nghị, các tuyên bố mang tính chất bất đồng chính kiến của giới trí thức tiến bộ về những vấn nạn của quốc gia, dân tộc, trả lời phỏng vấn các báo đài quốc tế phi cộng sản, phát ngôn ở nước ngoài… Như vậy hình ảnh một chủ chăn Công giáo tân tiến và cũng can đảm đã được xây thành. Có ai đó đã nghĩ rằng có thể với cái cách như thế, Ông sẽ tạo được mối quan hệ nào đấy được cho là “tốt đẹp” với Nhà Nước Cộng sản hung dữ và đốn mạt … và cũng có thể sẽ là vì thế mà Giáo hội Công giáo sẽ được bình an với những lễ, những hội diễn ra trong 4 bức tường của Nhà thờ.

Tội ác của nhà cầm quyền CSVN tại Con Cuông - Nghệ An
Thế nhưng thể hiện của chính vị Giám mục này trong cả loạt vụ việc liên tục nổ ra ngay trên Giáo phận như: vụ o ép  trắng trợn công cuộc xây dựng xứ đạo ở Ngọc Long, tấn công đánh đập giáo dân tại Mỹ Lộc, hay vụ xử án Giáo dân Tam Tòa trung kiên Nguyễn Thị Thu Thủy, hay hàng loạt thanh niên Công giáo bị bắt giam trái pháp luật… Đặc biệt là trận khủng bố dữ dội, đập phá cả thánh lễ, nhiều Giáo dân bị đánh trọng thương, mưu toan xóa trắng cả một vùng Công giáo ở Con Cuông, rồi đập phá hàng chục Thánh giá ở nghĩa trang công giáo sau đó… thì hình ảnh một Đức Cha thông tuệ, khôn ngoan và thận trọng đã trở nên vô nghĩa, đã không tạo được sự hiệp thông từ hàng giáo phẩm cho đến Giáo dân, đã không thể trỗi dậy tinh thần “thánh chiến bất bạo động” (như đã từng có trước đó) đã không thể  bảo vệ được tài sản, phẩm giá, tinh thần cho Giáo hội ngay trên Giáo phận của mình… Đức Cha Nguyễn Thái Hợp đã không còn là một “ẩn số” nữa, nhiều tiếng nói phê phán, trách móc trong và ngoài Giáo hội đã cất lên, thậm chí có người đã nặng lời rằng Đức Cha đã “bỏ đàn chiên để giữ cây gậy”.


Giáo dân đấu tranh để vào dự phiên tòa phúc thẩm 3 sinh viên công giáo tại Tòa án Nghệ An ngày 26/9/2012
Và trong  phiên toà xử phúc thẩm những thanh niên Công giáo trẻ trung, đạo đức, tốt lành sinh trưởng trong Giáo phận ngày 26 tháng 9 vừa qua, dư luận đã được thấy tinh thần quyết liệt của Giáo dân bảo vệ con em, bảo vệ đạo hữu của mình trong những đêm thắp nến cầu nguyện ở Đức Lân, Vạn Lộc, Mỹ Hoà, Yên Đại, Trại Gáo, Thái Hà, Cộng Đoàn Vinh tại Hà Nội…. dư luận cũng thấy thiện tình của những người lương thiện không Công giáo, những người yêu nước… và tất cả đã bất chấp mưa gió, bất chấp nguy hiểm, dấn thân, có mặt tại phiên xử để vạch trần bộ mặt thật của cái nhà nước độc tài trộm cướp này… để khẳng định những thanh niên Công giáo là vô tội… và dư luận cũng nhận thấy rằng nếu như cả Giáo phận “nên một” dưới tay chăn dắt của  một chủ chăn “dùng cây gậy để giữ đàn chiên” thì tình thế của những thanh niên Công giáo tốt lành kia đã không nghiệt ngã như vậy.
Chúng tôi rất đau lòng và lấy làm tiếc cho toàn bộ những gì đã xẩy ra với Giáo phận Vinh kể từ khi có Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, nhưng ý kiến của chúng tôi luôn theo hướng tích cực hơn. (Tức là không quy chụp và phán xét cá nhân vị Giám mục này).
Chúng tôi lượng định sự việc theo hai hướng có thể như sau trong một tương lai gần:
Sự việc mới chỉ bắt đầu, vẫn còn hơn mười người nữa đang bị giam cầm trái pháp luật, và có thể sẽ có hơn mười thanh niên Công giáo thuận lành khác sẽ bị bắt giữ và  bị xét xử bất cứ lúc nào… thế thì phiên xử phúc thẩm ô nhục ngày 26 tháng 9 kia, với tinh thần phản kháng quyết liệt của dư luận sẽ là động lực, là bàn đạp cho một tuyên bố “phản đối kết quả phiên xử, phản đối bắt, giam giữ người trái pháp luật” do chính Giám mục Giáo phận khởi tuyên cùng tất cả Linh mục, Tu sĩ  và nửa triệu Giáo dân Giáo phận Vinh đồng ký.
Và cũng từ đây, từ Giáo phận Vinh đau thương dấy lên một phong trào “cầu nguyện tập thể” phản đối mọi hành động cưỡng bức, trù dập tôn giáo, vi phạm nhân quyền (quyền con người mà Chúa đã ban cho).
Và cũng từ đây người Công giáo Việt Nam luôn “cầu nguyện tập thể” cho quê hương đất nước đựơc an bình, được thăng tiến cùng nhân loại tiến bộ văn minh.
Nếu như thế thì đúng là Giám mục Nguyễn Thái Hợp không còn là “ẩn số” nữa, bánh xe lịch sử đã vận hành và sẽ nghiền nát cái Nhà nước độc tài Cộng sản vô luân, vô đạo này… thế thì tất cả những gì đã xẩy ra chỉ là thử thách, là chuẩn bị để vị Giám mục thông tuệ, mưu lược bước vào lịch sử.
Nhưng nếu không thế? (tức là Giám mục Nguyễn Thái Hợp đứng ngoài vận trình lịch sử) … thì số phận của những Thanh niên Công giáo yêu Nước, yêu Giáo hội kia sẽ là định mệnh nghiệt ngã cho Giám mục PhaoLô Nguyễn Thái Hợp, Ông mãi mãi sẽ chỉ là Giám mục “bỏ đàn chiên để giữ cây gậy”.
Chúng ta mong muốn điều tốt lành cho Giáo hội Công giáo, cho Đất nước, cho Dân tộc và cùng chờ xem.
Ngày 29/9/2012
Hồ học – Trần Trung Luận
số lần đọc: 2021
Ý kiến bạn đọc


Xin Đức Mến - Trích ý Lc 10,25 37


Được xuất bản vào 30-09-2012 bởi 
Bài thánh ca " Xin Đức Mến" trích ý từ Tin Mừng Luca 10. 25-37
Tác giả: P. Mai Tự Cường, GP. Kon Tum

http://www.youtube.com/watch?v=b98sDlS6DYo&feature=plcp

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

VIDEO TÔN VINH MẸ ĐẦU THÁNG MÂN CÔI 10-2012.flv


Được xuất bản vào 29-09-2012 bởi huongnhankontum

Chiều thứ bảy 29/09/2012, Giáo xứ Tân Hương, Kon Tum tổ chức cung nghinh Đức Mẹ chung quanh khuôn viên nhà thờ và hoa viên. Đông đảo giáo dân đã tham dự buổi cung nghinh rước kiệu Mẹ, vừa đi vừa ngắm mầu nhiệm Mân côi và lần hạt. Buổi cung nghinh được tăng phần long trọng và sốt sắng với 2 mục thánh vũ ngoài trời trước kiệu Đức Mẹ. Sau buổi cung nghinh, có nghi thức chầu phép lành Thánh Thể. Được biết chương trình tôn vinh Mẹ chiều thứ bảy này nhằm chuẩn bị tâm hồn giáo dân tăng thêm lòng sùng kính Mẹ Mân côi trong tháng 10 sắp đến, là bổn mạng của giáo xứ Tân Hương, đồng thời chuẩn bị tâm hồn cho ngày khai mạc Năm Đức tin vào ngày 11/10/2012.

http://www.youtube.com/watch?v=4tBdaNkIR2s&feature=plcp

TIẾNG CHUÔNG NHÀ THỜ TÂN HƯƠNG, KON TUM.mpg


Được xuất bản vào 29-09-2012 bởi 
Tiếng chuông là tiếng Chúa luôn trỗi vang lên mời gọi thúc giục mọi tâm hồn hướng về Thiên Chúa là nguồn tình yêu thánh thiện bao la cao vời mang lại bình an thái hòa và hạnh phúc trường cửu cho nhân loại.
peter cuong

RƯỚC KIỆU ĐỨC MẸ ĐẦU THÁNG MÂN CÔI 10- 2012.mpg


Được xuất bản vào 29-09-2012 bởi 
Chiều thứ bảy 29/09/2012, Giáo xứ Tân Hương, Kon Tum tổ chức cung nghinh Đức Mẹ chung quanh khuôn viên nhà thờ và hoa viên. Đông đảo giáo dân đã tham dự buổi cung nghinh rước kiệu Mẹ, vừa đi vừa ngắm mầu nhiệm Mân côi và lần hạt. Buổi cung nghinh được tăng phần long trọng và sốt sắng với 2 mục thánh vũ ngoài trời trước kiệu Đức Mẹ. Sau buổi cung nghinh, có nghi thức chầu phép lành Thánh Thể. Được biết chương trình tôn vinh Mẹ chiều thứ bảy này nhằm chuẩn bị tâm hồn giáo dân tăng thêm lòng sùng kính Mẹ Mân côi trong tháng 10 sắp đến, là bổn mạng của giáo xứ Tân Hương, đồng thời chuẩn bị tâm hồn cho ngày khai mạc Năm Đức tin vào ngày 11/10/2012.

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

CẮT BỎ GƯƠNG XẤU - CN XXVI TN/B 30/09/2012

Chúa Nhật 26 Thường Niên Năm B
Làm Cớ Sa Ngã
X Lời Chúa: (Mc 9,38-43.45.47-48)
38 Hôm ấy, Ông Gioan nói với Ðức Giêsu: "Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta". 39 Ðức Giêsu bảo: "Ðừng ngăn cản người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy. 40 Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta.
41 "Ai cho anh em uống một chén nước vì lẽ anh em thuộc về Ðấng Kitô, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu.
42 "Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn.
43 Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hoả ngục, phải vào lửa không hề tắt. 45 Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một chân mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào hoả ngục, 47 Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi; thà chột mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hoả ngục, 48 nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt.
X Suy Niệm
Chúng ta sống trong một thế giới có nhiều gương xấu.
Gương xấu lan nhanh nhờ các phương tiện truyền thông,
tạo nên một bầu khí ô nhiễm thấm vào buồng phổi.
Ngay trong Hội Thánh cũng có kẻ gây gương xấu,
khiến cho đức tin một số người gặp khủng hoảng.
Ðức Giêsu tỏ thái độ không khoan nhượng đối với kẻ này:
"... thà buộc cối đá lớn vào cổ nó
mà ném xuống biển còn hơn."
Có thể chúng ta đã ít nhiều gây gương xấu.
Cha mẹ làm ăn bất chính khiến con cái mất niềm tin.
Nhà tu hành mê say vật chất khiến tín hữu thất vọng.
Những phe phái chia rẽ khiến giới trẻ nghi ngờ tình yêu.
Có biết bao duyên cớ đẩy đưa một người sa ngã.
Nhiều khi chúng ta, vì vô tình hay thiếu khôn ngoan,
không biết hạn chế tự do của mình,
nên đã làm tổn thương lương tâm của những người yếu đuối.
Tôi có thể gây dịp tội khiến anh em tôi sa ngã,

nhưng chính thân xác tôi lại có thể là dịp tội cho tôi.
Ðức Giêsu đòi ta chặt tay, chặt chân, móc mắt,
nếu những bộ phận đó làm ta phạm tội.
Hội Thánh không bao giờ hiểu đòi hỏi này theo nghĩa đen
(nếu thế thì khó mà có một Kitô hữu lành lặn!).
Nhưng chúng ta lại không được coi thường
tính chất mạnh mẽ và quyết liệt của đòi buộc này.
Chẳng ai trong chúng ta ngạc nhiên
nếu thấy có người dám chịu cắt bỏ một phần thân thể
hầu cứu lấy sinh mạng của mình.
Người khôn là người dám từ bỏ một điều quý
để giữ lại một điều quý hơn.
Chỉ ai coi cuộc sống vĩnh cửu là điều quý nhất,
người ấy mới dám hy sinh mắt và tay chân,
những gì vốn là tốt, nhưng nay lại thành vật cản trở.
Có bao điều thiết thân, gắn liền với đời ta,
nhưng nay đã trở thành vật cản trở.
Cả những điều ấy, ta cũng phải cắt đứt, đoạn tuyệt.
Chấp nhận đoạn tuyệt là chấp nhận đớn đau.
Bỏ một tật xấu, một thói quen, một kế hoạch
có khi còn đau hơn móc mắt hay chặt tay.
Nếu chúng ta can đảm thắng vượt nỗi đau,
chúng ta sẽ được tự do thanh thoát.
Nếu cần một cuộc giải phẫu cho linh hồn.
Giải phẫu không phải chỉ là cắt bỏ,
mà còn là thay thế:
thay ước muốn nơi trái tim, thay lối nghĩ nơi bộ óc,
thay cái nhìn nơi đôi mắt, thay cách hành động nơi tay.

Ðức Giêsu đưa ra những đòi hỏi tận căn.

Ðể vươn tới Tuyệt Ðối thì cần hy sinh cái tương đối.
Ước gì chúng ta ra khỏi thái độ lấp lửng, nửa vời,
và dứt khoát chọn Thiên Chúa là Tuyệt Ðối.



X Gợi Ý Chia Sẻ

Theo ý bạn, đâu là những gương xấu mà giới trẻ hôm nay chịu ảnh hưởng (nơi gia đình, trường học, giáo xứ, xã hội)? Những gương xấu đó đã tác hại thế nào trên giới trẻ?
Bạn có kinh nghiệm gì về việc "chặt bỏ" một tật xấu, một thói quen, hay việc "cắt đứt" một liên hệ nguy hiểm? Bạn có thành công không?
 X Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu,
sống cho Chúa thật là điều khó.
Thuộc về Chúa thật là một thách đố cho con.
Chúa đòi con cho Chúa tất cả
để chẳng có gì trong con lại không là của Chúa.
Chúa thích lấy đi những gì con cậy dựa
để con thực sự tựa nương vào một mình Chúa.
Chúa thích cắt tỉa con khỏi những cái rườm rà
để cây đời con sinh thêm hoa trái.
Chúa cương quyết chinh phục con
cho đến khi con thuộc trọn về Chúa.
Xin cho con dám ra khỏi mình,
ra khỏi những bận tâm và tính toán khôn ngoan
để sống theo những đòi hỏi bất ngờ của Chúa,
dù phải chịu mất mát và thua thiệt.
Ước gì con cảm nghiệm được rằng
trước khi con tập sống cho Chúa
và thuộc về Chúa
thì Chúa đã sống cho con
và thuộc về con từ lâu. Amen.
Nguồn: Manna B của LM.Nguyễn Cao Siêu, SJ




LỄ THÁNH TÊRÊXA HÀI ĐỒNG GIÊSU 01/10

Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu

“Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm”. Lời ĐGH. Piô XII





Năm 1925, nhân dịp phong Thánh cho Têrêxa, Đức Hồng Y Pacelli (sau này là Đức Giáo Hoàng Piô XII) đại diện Tòa Thánh sang Pháp làm phép đền thờ kính Thánh nữ tại Lisieux. Ngài đã nói: “Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm, ngay lúc này đây, từ đầu thế giới này sang đầu thế giới kia, con cái của Người nhiều như cát biển sao trời. Bốn vị Giáo hoàng đã quỳ cầu khẩn dưới chân Người, các nhà tiến sĩ luật học đã trở lại thiếu thời vì học với Người… Xin Người hãy mưa hoa hồng xuống nữa, xuống thế giới chúng tôi… Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm”.
Đức Giáo Hoàng Piô X đã chỉ vào chân dung Têrêxa và nói: “Đây là vị Thánh lớn nhất thời hiện đại”.
Chính lòng yêu mến Chúa và con đường nhỏ đã đưa Têrêxa lên thành vị thánh lớn.   
           
  Thánh nữ Têrêxa thuở nhỏ
1.    Bậc Thầy của Giáo Hội.
Sau 28 năm từ trần, Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã được Giáo Hội phong thánh năm 1925. Hai năm sau, Ngài được chọn làm bổn mạng các xứ truyền giáo cùng với thánh Phanxicô Xaviê. Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nâng Ngài lên hàng Tiến Sĩ Hội Thánh vào ngày 19 tháng 10 năm 1997.
Như vậy, Giáo Hội tuyên phong thánh Têrêxa là bậc thầy trong đời sống đức tin và là bậc thầy trong nghệ thuật truyền giáo.

 Tại sao một Nữ Tu nhà kín suốt đời sống trong bốn bức tường tu viện mà lại được Giáo Hội tôn lên Bậc Thầy như thế?
Suốt đời, Têrêxa không đi đâu cả, 15 tuổi đã vào dòng kín. Vị Nữ Tu trẻ tuổi qua đời lúc mới 24 tuổi, sau 9 năm vào dòng Cát Minh.
Một Nữ Tu Dòng Kín chẳng đi đâu, chẳng nói với ai thế mà Giáo Hội tôn phong là Tiến sĩ và Bổn mạng các xứ truyền giáo.
Thánh Têrêxa trở thành Bậc Thầy của Giáo Hội vì Ngài đã sống trọn vẹn tình yêu và đi bằng con đường thơ ấu thiêng liêng.

2.    Yêu mến Chúa
Thánh Têrêxa là người hết lòng yêu mến Chúa. Ngài luôn tâm niệm: “Lạy Chúa, con yêu mến Chúa; vâng, con yêu mến Chúa.”. Ngài yêu mến Chúa thiết tha, mãnh liệt và rất tự nhiên, thật đơn sơ. Ngài yêu Chúa như một trẻ thơ yêu cha mẹ, rất hồn nhiên trong sáng. Ngài tâm đắc những lời Chúa Giêsu nói về các trẻ em: “Cứ để mặc trẻ em, đừng ngăn cấm chúng đến với Thầy, vì Nước Trời là của những ai giống như chúng.” (Mt 19,14); “Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất trong Nước Trời.” (Mt 18,3).

 Khi đọc thư thánh Phaolô, Têrêxa khám phá ra điều này: Giữa lòng Giáo Hội có một trái tim rực cháy tình yêu. Nếu không có tình yêu, các Tông đồ sẽ không ra đi loan báo Tin Mừng. Nếu không có tình yêu, các vị Tử đạo đã chối từ đổ máu. Cho nên tình yêu là tất cả. “Tôi cảm thấy tình yêu thấm vào trái tim tôi. Tôi cảm thấy cần phải quên mình để làm đẹp lòng tha nhân. Và kể từ đó, tôi sống hạnh phúc”. Và Ngài còn nói thêm: Giữa lòng Hội Thánh tôi sẽ là tình yêu. Vì thế tôi sẽ là tất cả.
Ste. Thérèse debout  dans le préau 17 Mars 1896
Têrêxa đã sống và âm thầm loan truyền sứ điệp của mình là yêu và chấp nhận được yêu. Càng ngày càng trở nên nhỏ bé để được Thiên Chúa bồng bế trên tay Người. Đời sống tận hiến làm hy lễ tình yêu lân tuất của Thiên Chúa. Tận tụy làm vinh danh Giáo Hội bằng cách cứu vớt các linh hồn. Têrêxa đã sống một tình yêu mãnh liệt đối với Thiên Chúa, đối với tất cả mọi người. Têrêxa cầu nguyện: “Lạy Chúa Giêsu, con mong ước được yêu mến Chúa như chưa từng bao giờ Chúa được yêu mến như thế. Con ước mong làm cho mọi người cũng yêu mến Chúa như thế “. Biết mình nhỏ bé, Ngài luyện tập những nhân đức bé nhỏ. Thích âm thầm chuyên lo làm vui lòng Chúa bằng những hy sinh nhỏ mọn mà chỉ một mình Chúa biết. Ngài không bỏ qua một dịp hy sinh nào có được và cố gắng làm cho đời mình thành một cuộc tử đạo vì tình yêu Chúa. Chẳng hạn: uống thuốc đắng từng giọt để “kéo dài một việc hãm mình nhỏ mọn“; trong công việc chung, chọn những phần khó nhọc hơn, hay khi trời nóng, chọn nơi ngồi bất tiện hơn cho mình để dành chỗ mát mẻ cho chị em; chấp nhận cho kẻ khác đến quấy rầy mình; tránh tìm kiếm tiện nghi… Có tình yêu thì việc nhỏ sẽ trở thành việc có giá trị lớn. Thánh nữ gọi làm những việc như thế là “tung hoa” cho Chúa: “Vâng lạy Đấng lòng con yêu mến, cuộc đời con sẽ tiêu hao như vậy đó … Con không có phương pháp nào khác để minh chứng với Chúa tình yêu của con ngoài việc tung hoa, nghĩa là không để mất một hy sinh nhỏ nào, một cái nhìn nào, một lời nói nào; con sẽ lợi dụng tất cả mọi việc nhỏ nhặt nhất và làm chúng với cả một tâm tình yêu mến… Con muốn chịu đau khổ vì yêu mến, như vậy con sẽ tung hoa trước ngai Chúa; hễ gặp bất cứ bông hoa nào là con cũng rứt cánh dâng cho Chúa … rồi tay thì tung hoa, miệng thì ca hát (làm sao có thể khóc được khi làm một việc vui như thế), và con sẽ hát ngay cả khi phải hái những bông hoa giữa gai góc, mà gai góc càng dài càng đâm đau bao nhiêu, tiếng hát của con càng du dương bấy nhiêu…. Ôi Giêsu của con, con mến Chúa, con yêu Giáo Hội Mẹ con; con nhớ rằng “hành động nhỏ bé nhất mà do tình yêu tinh tuyền sẽ có ích hơn là tất cả những công trình khác hợp lại với nhau‘  (Thủ bản Tự Thuật).

Chính tình yêu Chúa đã chắp cánh cho Têrêxa đi khắp nơi và nói chuyện với mọi người. “Tôi muốn sống cả thời gian trên thiên đàng để làm ích cho dưới thế”;“Tôi sẽ làm mưa xuống những trận hoa hồng”;“Sứ mệnh của tôi là mến yêu”.
Tình yêu không đi bằng bước chân nhưng đi bằng trái tim. Tình yêu không nói bằng lời nhưng bằng cầu nguyện. Thiên Chúa đã ban cho Têrêxa một huyền nhiệm về tình yêu. Têrêxa đã đến với mọi người, đến với mọi trái tim bằng tình yêu.

3.    Con đường thơ ấu thiêng liêng

Têrêxa yêu mến Chúa với một tâm hồn trẻ thơ. Suốt cuộc đời, Ngài đã sống như một trẻ thơ và giữ một tâm hồn thơ trẻ đối với Chúa. Chính điều đó đã làm cho Ngài nên cao trọng.
Chẳng bao lâu, sau khi Têrêxa qua đời, tiếng tăm của Ngài đã vang lừng khắp Giáo Hội, làm dấy lên một phong trào rầm rộ những người đi theo “con đường thơ ấu thiêng liêng” của Ngài. Đó là một trong những “trường tu đức” (linh đạo) quan trọng nhất của Giáo Hội 
thời hiện đại. Theo thánh nữ, làm thánh không phải là những chuyện phi thường mà đơn giản chỉ là chấp nhận để Thiên Chúa yêu thương mình. “Con đường thơ ấu thiêng liêng” là một sứ điệp phù hợp với thời đại, nhất là với giới trẻ.


Thánh Têrêxa đã khám phá lại chân lý trọng tâm của Phúc Âm, đó là: trong Đức Giêsu Kitô, chúng ta được làm con cái Thiên Chúa, và chúng ta phải yêu mến Cha chúng ta trên trời như những đứa con thảo đầy tin tưởng và phó thác. Thánh Têrêxa bám chắc vào giáo lý này với tất cả sức lực của Ngài và cố gắng thực hành nó gần như sát mặt chữ. Sống thật sự như trẻ thơ là cách chắc chắn nhất, đơn giản nhất để làm đẹp lòng Chúa Cha. Ngài vui mừng vì mình bé nhỏ bởi vì Chúa Giêsu đã dạy chỉ các trẻ em và những ai giống như chúng mới được vào Nước Trời. Đứa bé càng nhỏ, càng yếu đuối thì lại càng phải và có thể cậy dựa vào lòng thương xót, sự giúp đỡ và chăm sóc tận tình của cha mẹ và những người khác chung quanh.


Têrêxa viết trong Thủ Bản gởi Mẹ bề trên Mari Gôngdaga năm 1897: “Thưa Mẹ, như Mẹ biết, con hằng ước ao được nên thánh, nhưng than ôi, mỗi lần sánh mình với các thánh, con đều nhận thấy giữa các ngài và con có một khoảng cách như giữa một ngọn núi cao chót vót và một hột cát ti tiện dưới chân khách bộ hành. Nhưng thay vì thối chí, con lại tự nhủ: Chúa không khơi dậy những ước muốn không thể thực hiện được; dù thấp hèn, con cũng vẫn có thể khao khát nên thánh. Tự làm cho mình lớn lên thì không được, nên con có thế nào thì đành phải chịu như vậy với tất cả những khuyết điểm của con. Nhưng con muốn tìm ra một phương pháp lên trời bằng một con đường nhỏ vừa thẳng lại vừa ngắn, một con đường nhỏ hoàn toàn mới. Chúng ta đang ở trong thế kỷ phát minh, bây giờ không phải leo từng bậc thang nữa; những nhà giàu có đã thay những thang cổ điển bằng thang máy, thật là tiện lợi. Phần con, con cũng muốn kiếm một cái thang máy để nâng con lên tới Chúa Giêsu, vì con bé nhỏ quá, chả sao lên được cái thang trọn lành dốc dác. Thế rồi con đi tìm trong Sách Thánh … và con đã đọc những lời sau đây phát xuất từ miệng Đấng Khôn Ngoan muôn đời: ‘Ai thật bé nhỏ thì hãy đến với Ta’ (Cn 9,4)…. Thế rồi con đã đến vì con đoán con đã gặp được điều con đang tìm kiếm … Chiếc thang máy đưa con lên tận trời là chính đôi cánh tay Chúa đấy, Chúa Giêsu ôi! Vì thế mà con chả cần phải lớn lên, trái lại con cần phải cứ bé hoài và càng ngày sẽ càng bé dần đi mãi. Ôi lạy Chúa, Chúa đã ban cho con hơn sự con mong đợi, và con, con muốn ca ngợi lòng thương xót của Chúa...” (Thủ bản Tự Thuật).



Áp dụng “phương pháp lên trời” hay sử dụng “chiếc thang máy” này, thánh Têrêxa không cần phải tìm kiếm những việc cao siêu, to tát, nổi bật, chỉ cần rèn luyện cho mình thái độ làm con, và làm con bé nhỏ của Cha trên trời, ấy là hết lòng yêu mến, tin tưởng, phó thác. Mọi sự đều để mặc Cha lo, dù đầy khuyết điểm hay tội lỗi cũng không sợ! Càng tiến sâu vào con đường này, Ngài càng được tình yêu Chúa chiếm đoạt trọn vẹn hơn. Thánh nhân đưa tình yêu đó thấm nhuần mọi việc làm, mọi khó khăn thử thách gặp phải, mọi sự khó chịu của cuộc sống chung. Biến tất cả thành những lễ vật dâng lên Chúa. Thánh Têrêxa đã đưa lý tưởng nên thánh đến gần và vừa tầm với mọi người.

Trẻ thơ hoàn toàn tín thác vào cha mẹ. Trẻ thơ không biết phân biệt thân thù. Người lớn không thể trở nên như trẻ thơ về phương diện thân xác, nhưng có thể trở nên như trẻ thơ về phương diện tinh thần. Đó là điều kiện cần và đủ để được vào Nước Thiên Chúa. Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô: “ Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa nếu không được sinh ra một lần nữa bởi ơn Trên” (Ga 3,3). “Sinh ra một lần nữa bởi ơn Trên” có nghĩa là con người cần phải “lột xác” để trở nên như một trẻ thơ, một người bé mọn. Chúa Giêsu đã từng nói, chỉ có người bé mọn mới nhận được ơn mạc khải chân lý của Thiên Chúa: “ Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn” (Mt 11,25). Khi các môn đệ hỏi: “Ai là người lớn nhất trong Nước Trời?”,Chúa Giêsu đã trả lời: “Thầy bảo thật anh em: Nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất trong Nước Trời” (Mc 18,3-4). Trẻ nhỏ không có những tham vọng danh lợi, quyền bính, dục tình, không có những mưu mô thủ đoạn…
Vì thế, trẻ nhỏ không có tội lỗi. Trẻ nhỏ không có tính kiêu ngạo. Trẻ nhỏ đơn sơn thánh thiện. “Người ta càng gần Chúa, càng hóa đơn sơ” (Thủ bản Tự Thuật).




Con đường nên thánh của Têrêxa khởi đi từ Phúc Âm. Con đường tu đức theo hạnh “trẻ thơ”. Con đường nhỏ của một vị Thánh lớn. Nhiều người đã đi và đã nên hoàn thiện đời mình. Nhiều người đã sống mạnh mẽ trong đức tin và trở nên những nhà truyền giáo cho muôn dân.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An








Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

29/09: MỪNG KÍNH CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN


Các Tổng Lãnh Thiên Thần, cộng đồng siêu việt
29/09 : CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN MICAEL, GABRIEL, RAPHAEL
“Các ngươi sẽ thấy các thiên thần Chúa lên xuống trên Con Người”

Thánh Tổng Lãnh Thiên thần Micae
Tổng lãnh thiên thần Micae
Micae, danh từ Hêbrô có nghĩa “Ai bằng Thiên Chúa” ám chỉ sự siêu việt của Thiên Chúa, được nói đến trong sách Đamien (10, 13-21) và trong sách Khải Huyền của Thánh Gioan (12,7) như vị chiến thắng ma quỷ.

Thánh Micae đã chống lại thần dữ để bênh vực quyền tối cao của Thiên Chúa. Giáo Hội nhận thánh Micae như Ðấng bảo trợ và tin rằng ngài vẫn dâng lời cầu nguyện của chúng ta lên ngai tòa Chúa. Ngài được tôn kính ngay từ những ngày xa xưa bên Đông phương. Tại Tây phương, nhiều cuộc hiển linh của thánh Micae càng làm cho việc sùng kính khởi sắc hơn, như tại núi Gargano miền nam nước Ý, dưới thời đức Gelase (192-196).

Tại Pháp, thánh Thiên Thần là một thánh quan thầy. Tổng Lãnh Thiên Thần Micae cũng đã hiện ra với nhiều người, đặc biệt năm 708, ngài hiện ra với Ðức Giám Mục thành Arranche và Ðức Giám Mục đã xây một thánh đường nguy nga để kính dâng Ðức Micae tại Mont Saint Michel. Từ đó, nơi đây đã trở nên một vị trí hành hương lớn.

Theo thánh nữ Jeanne d’Arc, Thánh Micae đã thúc dục bà đi gặp vua Charles VII để lên đường đi cứu nước

Thánh Micae là quan thầy những người làm nghề phải dùng đến lò nung như người làm bánh, người thợ rèn,… Thánh Thiên Thần cũng là quan thầy đoàn lính dù. Nhiều thành phố đã mang tên Người. Thánh Micae cũng được cầu khi giúp bệnh nhân sắp chết.



Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel truyền tin cho Đức Maria

Tổng Lãnh Thiên Thần Gabiriel
Gabriel, danh xưng Hêbrô có nghĩa là “Thiên Chúa là sức mạnh”, cũng còn được gọi là “Sứ thần truyền tin”, được gửi đến để báo tin Thiên Chúa can thiệp vào việc cứu rỗi nhân loại và đấng Messia sẽ đến thực hiện. Gabriel được gửi đến với ngôn sứ Danien (Dn 8, 16;9,21-27), với ông Giacaria và Đức Mẹ (Lc 1,11-38;8,16-27;9,21-27). Đây cũng là sứ thần đã nhiều lần hiện ra báo mộng cho Thánh Giuse.


Việc tôn sùng thánh Gabriel nổi bật vào thế kỷ X. Năm 1951, đức Piô XII đặt làm quan thầy các chuyên viên truyền thông (truyền thanh, truyền hình, điện thoại).

Thánh Bernard nhận định: Trong tất cả các thiên thần, đức Gabriel đã được thấy là vị xứng đáng loan báo những chương trình của Thiên Chúa cho Đức Mẹ và đón nhận lời fiat (xin vâng) của Mẹ

Từ những thế kỷ đầu của kỷ nguyên Kitô Giáo, Đức Tổng lãnh Thiên thần Gabriel đã được phụng vụ tôn kính. Vào thế kỷ IX, tên ngài đã thấy xuất hiện trong danh bộ các thánh, được mừng vào ngày 24 tháng 3, gắn liền với lễ Truyền Tin. Vào năm 1921, Đức Biển Đức XV tuyên bố một ngày lễ kính tổng thần Gabriel trong toàn thể Giáo Hội. Hiện nay, ngài được mừng chung với tổng thần Micae và tổng thần Raphael vào ngày 29 tháng 9

Tổng Lãnh Thiên Thần Raphael

Tổng Lãnh Thiên Thần Raphael

Danh xưng Raphael tiếng Hêbrô có nghĩa là “Thiên Chúa chữa lành” hoặc “Thầy thuốc của Thiên Chúa”.

Sách Tobia cho biết, chính ngài đã được Thiên Chúa sai đến giúp đỡ gia đình ông Tobit trong cơn hoạn nạn. Trong câu chuyện này, ngài xuất hiện để dẫn dắt con ông Tobit là Tobia qua những cuộc mạo hiểm dị thường mà sau cùng dẫn đến một kết quả thật tốt đẹp: Tobia kết hôn với Sarah, ông Tobit được chữa khỏi mù mắt và tài sản của gia đình ông được hồi phục. Người đã cho hai cha con biết: “Ta là Raphael, một trong bảy khâm sai của Thiên Chúa hằng ở bên cạnh Ngài trong huy hoàng của Ngài hiện diện.”

Mục đích của câu chuyện là để minh chứng sự Thiên Chúa quan phòng hằng hoạt động trong đời con người và hằng nghe lời cầu xin. Raphael được cầu xin cho thể xác khang an, linh hồn khỏe mạnh và là quan thầy người đi đường.
Trước đây, Thánh Raphael được giáo hội kính nhớ vào ngày 24 tháng 10 hằng năm. Điều này đã được thêm vào niên lịch Giáo Hội La Mã trong những năm 1921. Vào năm 1970, khi duyệt lại niên lịch, Giáo Hội đã đưa ngày lễ kính thánh Raphael vào chung một ngày với thánh Micae và thánh Gabriel.


Cả 3 vị tổng lãnh thiên thần: Micae, Raphael, Gabriel đều được Giáo Hội mừng kính vào ngày 29 tháng 9 hằng năm (lễ kính các tổng lãnh thiên thần)

Ngoài ra, theo một số tài liệu, có tất cả 7 thiên thần quyền quý thường hầu cận bên Thiên Chúa. Sau 3 tổng lãnh thiên thần nêu trên, các vị còn lại là Uriel, Selphiel, Jegudiel, và Barachiel

http://giesulove.net/diendan/hanh-tich-cac-thanh/913-cac-tong-lanh-thien-than.html

petercuongkt wrote today at 1:04 AM
29/09: GHCG mừng kính các Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, Gabriel, Raphael.
Riêng Giáo phận Kon Tum mừng kính Bổn mạng của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kon Tum.
Kính mong Quý vị đồng đạo gần xa hiệp thông cầu nguyện xin Chúa qua lời bầu cử của Thánh Micae khấng  ban cho ĐGM Kon Tum luôn dồi dào Thần khí Chúa, sức khỏe khang an để phục vụ Giáo hội Chúa tại địa phương ngày càng thăng tiến làm cho danh Chúa được cả sáng hơn.




HOÀI NIỆM: SVSQ Trường Bộ Binh Thủ Đức

http://www.youtube.com/watch?v=J5_52kHR6jk

Được tải lên bởi SR71Blackbirds vào 07-10-2011
This is the slide show of the Thủ Đức Infantry School I have created to honor the Army Republic of Vietnam and the individual fallen soldiers of the ARVN who fought against the International Communism in particular the Viet Cong who were supported by the Soviet Union, China and the rest of the East Block countries during the Vietnam war.
This was one of the best military academies of South Vietnam that trained the soldiers to be faithful to their country (Fatherland), to keep the honor as a soldier (Honor) and to accomplish their duty (Responsibility).
May they rest in peace.
They fought for freedom and justice.
We will follow their steps.
Freedom and justice will win.
-------------------------------


Ghi lại những hình ảnh thời quá khứ, một thời vang bóng, của Trường Bộ Binh Thủ Đức, nơi đã từng đào tạo hàng hàng lớp lớp những công dân yêu nước trở thành những sĩ quan ưu tú của QLVNCH được gởi đi phục vụ khắp mọi miền đất nước VN. Các tân sĩ quan, khi ra trường, đã luôn nêu cao ý thức và tinh thần " DANH DỰ - TỔ QUỐC - TRÁCH NHIỆM" trong phục vụ & chiến đấu bảo vệ dân lành, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, chống giặc ngoại xâm thật anh dũng, hào hùng và luôn nêu cao tinh thần quả cảm hy sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo tồn chính nghĩa Tự Do, Dân Chủ, Độc Lập của dân tộc Việt Nam.

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

DANH DƯ - TỔ QUỐC - TRÁCH NHIỆM



Đã có một thời, theo lệnh gọi nhập ngũ, tôi nhập học Khóa 25/SVSQ/TB tại Trường Bộ Binh Thủ Đức. Trong suốt thời gian nhập ngũ, điều tạo ấn tượng sâu đậm nhất trong suốt đời tôi chính là cái khẩu hiệu gắn trên mũ dùng chung với bộ quân phục đại lễ với dòng chữ : TỔ QUỐC - DANH DỰ khi còn là sinh viên tại Trường và với dòng chữ : TỔ QUỐC - DANH DỰ - TRÁCH NHIỆM ngay khi mãn khóa tốt nghiệp trở thành sĩ quan QLVNCH.


Kể từ ngày 30-4-1975, toàn Miền Nam Việt Nam rơi vào tay quân cọng sản Bắc Việt. Chế độ VNCH sụp đổ kèm theo sự thất trận của QLVNCH vì sự phản bội của Chính phủ Hoa Kỳ. Mặc dù qua rất nhiều năm tháng phải sống dưới sự chế độ cọng sản, một chế độ hoàn toàn đối nghịch với chế độ VNCH trước kia, và không còn chút liên lạc gì với những người của chế độ cũ, nhưng tôi vẫn luôn nhớ đến những dòng chữ mang trên đầu như ghi tạc vào tâm trí, ấp ủ mãi trong lòng, với những thao thức luôn được thể hiện bằng những cử chỉ và hành động cụ thể qua từng việc làm trong cuộc sống hằng ngày.
Tôi vẫn luôn thao thức và cố gắng sống thế nào cho xứng đáng là một con người biết đặt TỔ QUỐC - DANH DỰ - TRÁCH NHIỆM lên trên hết trong mọi công việc, mặc dù mình chẳng còn phải sống và phục vụ quốc gia dân tộc trong trách nhiệm của một sĩ quan của chế độ cũ đã tàn lụi hẳn vào quá khứ rồi. Trách nhiệm trong hiện tại chỉ còn mang đậm tính chất một con người mang một tâm hồn chất chứa những giá trị tinh thần quý báu đã được thụ đắc từ truyền thống tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt, nhằm dạy con người phải biết luôn yêu mến Tổ quốc, quý trọng và bảo vệ danh dự của quốc gia dân tộc bằng mọi giá và trách nhiệm của một công dân một nước độc lập tự do dân chủ thật sự.
Trong cuộc sống hiện tại, dù chỉ sống trong hoài niệm, tưởng nhớ về quá khứ anh dũng hào hùng của các chiến sĩ QLVNCH vang bóng một thời, nhưng tất cả những điều cá nhân tôi đã từng được học hỏi và được xã hội thời trước chấp nhận gắn trên đầu, trên đôi vai tôi những chữ TỔ QUỐC - DANH DỰ - TRÁCH NHIỆM, thì đến nay tôi nghĩ vẫn còn in đậm nét trong tâm can không chút phai mờ.
Tôi trân trọng cúi đầu thành tâm tưởng niệm biết bao vị anh hùng chiến sĩ vị quốc vong thân đã anh dũng hy sinh trên khắp các trận tuyến mà nay không còn thấy sử sách nào ghi lại, tôn vinh tên tuổi cùng những hy sinh đóng góp của các anh các chị nữa cả.
Tôi trân trọng biết ơn toàn thể các vị sĩ quan cán bộ của Trường Bộ Binh Thủ Đức và các vị chỉ huy các đơn vị đã tích cực góp phần hướng dẫn đào tạo tôi nên người hữu dụng một thời cho đất nước và dân tộc, nhất là đã ghi khắc vào tâm hồn tôi những khái niệm căn bản về TỔ QUỐC - DANH DỰ - TRÁCH NHIỆM giúp tôi trở thành một công dân tốt sánh vai cọng tác cùng mọi công dân tốt khác trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta.
---------------------

Kỷ niệm về Khóa 25/SVSQ/TB (Từ tháng 04/1967)
Trường Bộ Binh Thủ Đức, Việt Nam
KBC.4100
petercuongkt